Đây Là Câu Trả Lời Vì Sao Mainboard Lại Được Thiết Kế Có Cục Pin Trên Đó

Đây Là Câu Trả Lời Vì Sao Mainboard Lại Được Thiết Kế Có Cục Pin Trên Đó

Chắc hẳn rất nhiều bạn đang sử dụng 1 hoặc 2 bộ pc để dùng cho việc học tập - chơi game - và làm việc đúng không nào. Thì các bạn vẫn biết rằng, để cấp nguồn cho pc cùng ta cần một cục nguồn lớn (hay còn gọi là PSU) để lấy diện trực tiếp từ ổ điện rồi chuyển hóa nó thành dòng điện 1 chiều để cấp điện cho các linh kiện điện tử bên trong máy (Dòng diện AC sang DC) 

Vậy, các bạn có từng suy nghĩ rằng tại sao trên chiếc bo mạch chủ (mainboard) lại được các hãng làm thêm một cục pin hình dáng cái cúc áo gắn trên đó? thì mời các bạn cùng TPLAB tham khảo qua bài viết này nhé!
 
1/ NGUỒN GỐC CỦA LOẠI PIN NÀY

Loại pin này được gọi là Pin CMOS. Ngày trước, cục pin này được nằm trên bo mạch chủ là để cấp điện cho một con chip với tên gọi mà sau này người ta đặt luôn hằn tên cho cục pin là CMOS. CMOS có nghĩa là (Complementary Metal-Oxide-Semiconductor). Cơ bản thì lúc đó, đây là con chip dùng để lưu các thiết lập BIOS (Basic Input/Output System) vào bên trong. Và BIOS chính là thứ đảm nhiệm các vai trò điều kiển những thiết lập cấp thấp và khỏi động các phần cứng khi bản nhấn nút Power để mở máy lên.

 
Tuy nhiên, con chip CMOS để lưu những thiết lập này lại rất "khác bọt" trong các phần còn lại, nó thuộc dạng bộ nhớ điện động (volatile). Có nghĩa là tất cả mọi thừ sẽ biết mất khi mà con chip này không được cấp điện nữa. THẾ MỚI CHẾT CƠ CHỨ. Điều này đồng nghĩa với việt là các hãng đã gắn thêm viên pin này lên trên các bo mạch chủ để đảm bảo rằng các thiết lập này vẫn được lưu lại một cách an toàn khi bị mất điện từ PSU. Vì đơn giản không phải ai cũng sử dụng chiếc máy tính của mình 24/7 và ngày này qua tháng nọ cả đúng không nào.

 
Và thực chất mà nói, ở thời điểm hiện tại thì các hãng sản xuất bo mạch chủ đã không còn dùng CMOS để lưu lại các thiết lập BIOS vào trong đó nữa. Một phần cũng là vì những cón chip CMOS này chỉ có thể lưu được 128Bytes mà thôi, nhưng hiện nay với công nghệ ngày càng tiên tiến thì hệ thống cần lưu trữ rất nhiều dữ liệu BIOS. 
Thế nên theo vào đó, các hãng đã chọn cách sử dụng con chip có RAM điện tĩnh (non-volatile RAM). Chúng không chỉ có dung lượng cao hơn CMOS rất nhiều mà còn có thể lưu dữ liệu ngay khi bo mạch chủ mất điện. 
 
2/ MỤC DỊCH CỦA PIN CMOS TRONG HIỆN ĐẠI NGÀY NAY

Vậy thực chất mục đích của cục pin CMOS ngày nay là gì? Cũng khá đơn giản thôi, đó là vì trên chiếc bo mạch chủ đơn giản là vẫn còn ..... một con chip CMOS khác. Nhưng... nhưng, thay vì lưu dữ liệu BIOS thì con chip này hầu như chỉ còn một mục đích duy nhất là để chạy đồng hồ trong máy tính. Cũng giống như đồng hồ đeo tay, PC của bạn sẽ cần một nguồn điện để duy trì đồng hồ luôn luôn chạy đúng giờ ngay cả khi bạn đã rút dây điện nguồn.
 
Và có một điều thú vụ là nhiều máy chủ có thể duy trì thời gian trên động hồn một cách chính xác mà không cần đến viên pin CMOS, ngay cả khi hệ thống mất điện. Trong trường hợp này, thì thay vì dùng pin CMOS để lưu thời gian theo kiểu cục bộ thì máy chủ sẽ thường kế nối đến máy chủ NTP (Network Time Protocol) khi khởi động. Đây là giao thức dùng để kết nối đến máy chủ khác thông qua Internet để lấy thông tin về thời gian một cách chính xác nhất.

 
Phương pháp này không máy thông dụng đối với người dùng PC phổ thông, cho nên viên pin CMOS trên bo mạch chủ của bạn vẫn đóng vai trò khá là quan trọng. Thực chất, nếu bạn gỡ viên pin này ra khỏi bo mạch chủ thì khả năng cao các thiết lập BIOS của bạn cũng sẽ "bay theo" viên pin, y như ngày xưa vậy đó. Vì vậy các anh em trong ngành máy tính đều có thói quen tháo viên pin CMOS ra để reset BIOS từ bao năm qua rồi, thế nên hầu hết các hãng sản xuất PC vẫn giữ chức năng này lại để xóa các thiết lập BIOS cho tiện. Dù vậy, một số hãng vẫn trang bị cho các dòng bo mạch chủ cao cấp một nút thiết lập xóa BIOS (Clear CMOS) chính chủ trên đó. Có thể được đặt trên main hoặc mặt sau I/O để tạo sự tiện lời cho người dùng. 

 
3/ BẠN KHÔNG NHẤT THIẾT QUÁ BẬN TÂM VỀ VIÊN PIN NÀY
Tin vui cho các bạn đó là chúng ta cũng không cần qua bận tâm về cục pin hình cúc áo này. Chúng có thể chạy trong nhiều năm liền trước khi cần phải thay thế, khi chúng hết pin thì bạn hoàn toàn có thể thay thế một cách dễ dàng. Nhưng dừng quá mừng vì bạn cũng nên có một bản sao lưu của thiết lập BIOS để phòng hờ mất BIOS thì vẫn phục hồi lại được. 

 
TPLAB hi vòng rằng sau bài viết này tất cả những ai đang thắc mắc viên pin này có tác dụng gì thì đã được "soi sáng" và "tìm ra chân lý" rồi đúng không nào. Xin cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm đến bài viết này.